Dự báo giá mật ong xuất khẩu trong năm 2019 - 2020 sẽ được chúng tôi tổng hợp sau đây.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 08/2015/TT-BNNPTNT ngày 02/3/2015 quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn, thực phẩm (ATTP) đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu (XK).
Thông tư áp dụng đối với cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong phục vụ xuất khẩu.
Việc kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở nuôi ong; cơ sở sơ chế, chế biến mật ong xuất khẩu thực hiện theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.
Chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong tham gia chương trình giám sát vệ sinh thú y, ATTP và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y mới được phép XK mật ong.
Việc kiểm dịch lô hàng mật ong để XK được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Trường hợp phát hiện lô hàng có chứa chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan kiểm dịch động vật XKthông báo ngay cho cơ sở sản xuất, kinh doanh biết và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
Trường hợp mật ong không đạt yêu cầu trong quá trình kiểm tra, giám sát có thể bị đưa vào danh sách cảnh báovà áp dụng các biện pháp tăng cường giám sát, kiểm soát ít nhất 30% lô hàng của 5 lô hàng liên tiếp.
Trường hợp vi phạm tiếp tục bị phát hiện đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt, kiểm soát 100% các lô hàng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc XK.
Nếu kết quả giám sát tăng cường cho thấy cơ sở tiếp tục có mẫu không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát lập hồ sơ thông báo cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để xem xét, tổ chức thanh tra (nếu cần thiết) và xử lý theo quy định hiện hành; đồng gửi Cục Thú y để xem xét, có biện pháp tăng cường kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP hoặc tạm dừng XKmật ong của cơ sở.
Trường hợp không tái phạm được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo.
Trường hợp các lô hàng đã XK, nếu nước nhập khẩu phát hiện có các chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đúng nguồn gốc thì chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng phải thông báo cho Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan và nước nhập khẩu xử lý lô hàng.
Cục Thú y để phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong nguyên chất thực hiện truy xuất nguồn gốc và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 12 của Thông tư này.
Chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý lô hàng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2015 và thay thế Thông tư số 23/2009/TT-BNN ngày 29/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét